Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015
Ngày 6/1/2012 khi đọc báo "vụ cưỡng chế đất đai Tiên Lãng Hải Phòng, gia đình anh Vươn, người bị cưỡng chế đã dùng súng hoa cải bắn bị thương 6 chiến sĩ công an quân đội trong đoan cưỡng chế của Huyện Tiên Lãng, lực lương công an không bắt được thủ phạm, nhưng cho rằng thủ phạm là anh Vươn, cựu chiến binh, không có tiền án tiền sự". Tôi đã linh cảm là chính quyền sai, anh Vươn phải hành động là do "tức nước vỡ bờ"...
TỌA ĐÀM: "XÓA BỎ ÁN TỬ HÌNH TIẾN TỚI XÃ HỘI VĂN MINH"
diễn ra sáng nay 26/1/2015 tại Sài Gon,
do Diễn đàn xã hội dân sự, Nhóm làm việc (Working group) UPR Vietnam, Văn phòng
Công lý& Hòa Bình SG tổ chức. Tham dự buổi Tọa đàm gồm nhiều Tổ chức xã hội
dân sự độc lập tại VN, Hội đồng Liên tôn VN, và các đại diện Lãnh sự quán các
nước Mỹ, Úc, Đức, Liên Âu. Đặc biệt là trong buổi tọa đàm có sự hiện diện của
gia đình tử tù Hồ Duy Hải ở Long An, và gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng ở Hải
Dương.
Các diễn giả trong buổi Tọa đàm đều cho rằng các nước trong đó có Việt Nam nên xóa bỏ án tử hình vì các lý do thuyết phục sau:
1. Nếu chẳng may tử tù bị oan sai mà đã thi hành án thì không thể nào khắc phục, và số án oan được thống kê chiếm số % khá lớn, nhất là những nước không có tư pháp độc lập, và không có tự do báo chí như ở VN.
2. Các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Tinh Lành, Cao Đài cho rằng án tử hình đi ngược lại niềm tin tôn giáo.
3. Tính răn đe của án tử hình không có tác dụng, bởi những nước áp dụng nó thì tình hình tội phạm nghiêm trọng không giảm, mà còn tăng.
4. Hình thức trừng phạt tử hình như là thực hiện sự trả thù người phạm tội, chứ không phải là mang lại công lý và an ninh...
5. Mặt khác án tử hình đã vi phạm quyền sống trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Các diễn giả trong buổi Tọa đàm đều cho rằng các nước trong đó có Việt Nam nên xóa bỏ án tử hình vì các lý do thuyết phục sau:
1. Nếu chẳng may tử tù bị oan sai mà đã thi hành án thì không thể nào khắc phục, và số án oan được thống kê chiếm số % khá lớn, nhất là những nước không có tư pháp độc lập, và không có tự do báo chí như ở VN.
2. Các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Tinh Lành, Cao Đài cho rằng án tử hình đi ngược lại niềm tin tôn giáo.
3. Tính răn đe của án tử hình không có tác dụng, bởi những nước áp dụng nó thì tình hình tội phạm nghiêm trọng không giảm, mà còn tăng.
4. Hình thức trừng phạt tử hình như là thực hiện sự trả thù người phạm tội, chứ không phải là mang lại công lý và an ninh...
5. Mặt khác án tử hình đã vi phạm quyền sống trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
6. Mục tiêu của Nhà nước là không được làm cho người dân bị đau
khổ hơn. Do đó khi một kẻ ác (phạm nhân) đi giết người (nạn nhân) gây đau khổ
cho nạn nhân và người thân của họ, mà Nhà nước lại tử hình phạm nhân thì sẽ như
là đi thực hiện một tội ác kế tiếp ?! và Nhà nước lại gây ra thêm đau khổ cho
những người khác (gia đình phạm nhân...), thay vì Nhà nước có thể dùng hình
phạt khác như "khổ sai chung thân" để trừng phạt phạm nhân...
Ngoài ra cón có lý do là người ngồi trong nghị trường thông qua
án tử thì dễ, nhưng những người trực tiếp thi hành án (giết tử tù, người đã bị
thúc thủ, bị trói), họ sẽ bị ám ảnh tội lỗi đến cuối đời vì đây không phải giết
người trong chiến đấu đối đầu của tình trạng chiến tranh.
Nói túm lại là không ai muốn
làm đao phủ! Và việc thi hành án với tử tù có khác gì việc giết tù binh trong chiến
tranh? Vì họ đều đã bị bắt, bị khống chế, bị giam, bị cùm….
Ông Juan Zaratiegui Biurrun, Cố vấn Chính trị, Ban Chính trị,
Báo chí và Thông tin (phái đoàn liên minh châu Âu) cho biết, Liên hiệp Châu Âu
đã bỏ án tử hình, và những nước nào muốn kết nạp vào EU thì phải bỏ án tử hình.
Và ông cũng cho biết là Liên Âu đã lưu ý với Bộ ngoại giao VN về việc Nhà nước VN xem xét lại hai vụ án tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng có nhiều tình tiết nghi vấn oan sai.
Và ông cũng cho biết là Liên Âu đã lưu ý với Bộ ngoại giao VN về việc Nhà nước VN xem xét lại hai vụ án tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng có nhiều tình tiết nghi vấn oan sai.
Bà Felicity Sims, Lãnh sự thương mại và kinh tế của Tổng Lãnh sự
quán Úc tại SG cũng cho biết Úc đã bỏ án tử hình từ khoảng hai chục năm nay...
P/S: ảnh 1,2: toàn cảnh buổi Tọa đàm
Ảnh 3: Bà Felicity Sims, Lãnh sự thương mại và kinh tế của Tổng Lãnh sự quán Úc tại SG đang an ủi bà Nguyễn Thị Bích, mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng (đến từ Hải Dương).
Ảnh 3: Bà Felicity Sims, Lãnh sự thương mại và kinh tế của Tổng Lãnh sự quán Úc tại SG đang an ủi bà Nguyễn Thị Bích, mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng (đến từ Hải Dương).
Ảnh 4: Ông Juan Zaratiegui Biurrun, Cố vấn Chính trị, Ban Chính
trị, Báo chí và Thông tin (phái đoàn liên minh châu Âu), cũng diễn giả chính
Nguyễn Quang A trao đổi với ông Nguyễn Trường Chinh.
Ảnh 5: Bà Leonie Radosta, đại diễn Lãnh sự quán Đức tại tp.HCM
trao đổi cùng vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh, bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
Ảnh 6: Ông Garrett
Harkins viên chức chính trị, Tổng Lãnh sự quán Mỹ trao đổi với gia đình tử tù
Hồ Duy Hải, Long An.
BT 26/1/2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)